Hướng dẫn 6 bước chuẩn bị trước buổi phỏng vấn thành công

bi quyet phong van tim viec thanh cong

Phỏng vấn là một bước quan trọng trong quá trình tìm việc. Đây là cơ hội để bạn chứng tỏ khả năng và kỹ năng của mình trước nhà tuyển dụng. Tuy nhiên, để có thể thành công trong buổi phỏng vấn, bạn cần chuẩn bị kỹ càng và tự tin. Dưới đây là 6 bước chuẩn bị trước buổi phỏng vấn thành công.

Tìm hiểu về Công ty mình sẽ tham gia phỏng vấn tìm việc

Trước khi đi phỏng vấn, bạn nên nghiên cứu về công ty mà bạn muốn ứng tuyển. Tìm hiểu về lĩnh vực hoạt động, sản phẩm, dịch vụ của công ty. Điều này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về công ty và có thể tạo ra ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng. Bạn cũng nên tìm hiểu về vị trí công việc mà bạn đang ứng tuyển để có thể trả lời các câu hỏi phỏng vấn một cách chính xác.

Đây là cơ hội để bạn thể hiện sự nghiêm túc khi tham gia phỏng vấn vì nó rất dễ và không mất nhiều thời gian chuẩn bị. Nếu bạn trả lời tốt, điều đó thể hiện rằng bạn đã có tìm hiểu về Công ty, cũng như môi trường làm việc tại đây và đang rất sẵn sàng để được gia nhập. Điều này làm gia tăng cơ hội thành công cho bạn đó.

Chuẩn bị trước các tình huống phỏng vấn

Một trong những bước chuẩn bị quan trọng nhất trước buổi phỏng vấn là chuẩn bị câu trả lời cho các câu hỏi phỏng vấn phổ biến. Bạn nên dành thời gian để suy nghĩ và viết ra các câu trả lời cho các câu hỏi như "Bạn có điểm mạnh nào?", "Bạn có điểm yếu nào?", "Tại sao bạn muốn làm việc cho công ty chúng tôi?" và "Bạn có kinh nghiệm làm việc nhóm không?"

Đồng thời, để có một buổi phỏng vấn suôn sẻ, bạn cần nắm được trình tự của một buổi phỏng vấn tuyển dụng là như thế nào để chuẩn bị tốt các phần đó. Mình tóm tắt lại ngắn gọn như sau:

Mở đầu buổi phỏng vấn: Bạn và nhà tuyển dụng làm quen với nhau, có một câu hỏi bất hủ là bạn được yêu cầu giới thiệu về bản thân. Hãy suy nghĩ trước phần này, ngắn gọn và đầy đủ là được, không nên quá cứng nhắc đọc hết các lý lịch trích ngang của mình.

Phần đánh giá kinh nghiệm và phỏng vấn chuyên môn: Bạn nên ôn lại trước ở nhà và hệ thống hóa lại kiến thức chuyên ngành. Đặc biệt là các tình huống, các kinh nghiệm thực tế bạn đã từng làm ở công việc cũ để không bị động và lúng túng.

Phần mở rộng và kết thúc: Các câu hỏi về tính cách, điểm mạnh, điểm yếu để đánh giá xem bạn có phù hợp với văn hóa công ty họ hay không. Bên cạnh đó, các kiến thức về chính trị, xã hội, văn hóa, thể thao...vẫn có thể được nhắc đến, phần này mang yếu tố điểm cộng thôi, chứ kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm vẫn quan trọng nhất.

Sau khi chuẩn bị câu trả lời, bạn nên luyện tập phỏng vấn với bạn bè hoặc gia đình. Bạn có thể yêu cầu họ đóng vai người phỏng vấn và thực hiện cuộc phỏng vấn như thật. Việc luyện tập phỏng vấn sẽ giúp bạn tự tin hơn khi đến buổi phỏng vấn thực tế.

Chuẩn bị tài liệu cần thiết

Trước khi đi phỏng vấn, bạn nên chuẩn bị các tài liệu cần thiết như bản sao CV, bản sao bằng cấp, giấy tờ tùy thân và danh sách các công việc đã từng làm. Bạn cần chắc chắn rằng tài liệu của mình đã được in sẵn và sắp xếp gọn gàng. Điều này sẽ giúp bạn tránh những rắc rối không đáng có trong quá trình phỏng vấn.

Đến sớm nhưng đừng quá sớm

Đến đúng giờ là rất quan trọng trong một buổi phỏng vấn. Tuy nhiên, bạn cũng không nên đến quá sớm. Nhà tuyển dụng có rất nhiều việc phải làm, nhiều ứng viên phải phỏng vấn, đôi khi việc đến quá sớm sẽ gây mất thời gian và có thể làm họ không thoải mái. 

Chỉ nên đến trước 15 đến 20 phút là phù hợp. Vì một số công ty yêu cầu bạn phải điền phiếu ứng tuyển trên giấy thì khoảng thời gian này đủ cho bạn hoàn thành. Còn một số công ty sẽ yêu cầu bạn mang theo thì không phải lo đi quá sớm làm gì.

Chỉnh tề trang phục, ngoại hình

Là một nhà tuyển dụng có nhiều năm kinh nghiệm phỏng vấn, theo mình bạn nên chọn bộ trang phục phù hợp với vị trí ứng tuyển, đừng quá lòe loẹt hoặc quá phô trương một cách quá đà. Đầu tóc gọn gàng, sạch sẽ, nếu có dùng nước hoa thì nhẹ thôi.

Với một số vị trí sáng tạo như lập trình, đồ họa...bạn có thể chọn trang phục thoải mái một tí nhưng hãy đảm bảo lịch sự là được. Mình biết là bây giờ hiện đại rồi, tính cá nhân hóa khá cao ai lại đi áp đặt chuyện ăn mặc. Tuy nhiên, bạn hãy chú ý chỉn chu một chút xíu cách ăn mặc vẫn tốt hơn.

Và nhớ, đừng tiếc nụ cười với bất kỳ ai bạn gặp trong Công ty khi đến phỏng vấn xin việc, kể cả bảo vệ và các anh chị lao công chẳng hạn. Ngoại hình, thái độ vui vẻ chính là cách tạo ấn tượng đầu tiên khi gặp nhà tuyển dụng.

Tham khảo trước mức thu nhập của vị trí đang ứng tuyển

Nếu bạn đi phỏng vấn quá sớm, hãy gửi xe và đi dạo quanh khu vực Công ty một tí, và còn thời gian nhiều có thể ngồi một quán cóc nào gần đó. Có thể bạn sẽ nghe ngóng được nhiều điều hay từ các cô chú bán nước này.

Vì nhân viên cũng thường hay tụ tập các quán xá, và hay bàn tán tình hình nội bộ. Nếu biết thêm những tin hành lang này, cũng là một lợi thế cho bạn khi thương lượng mức lương và hiểu hơn về văn hoá của Công ty. Lưu ý chỉ mang tính chất tham khảo chứ đừng tin vào những điều nghe được bạn nhé!

Phỏng vấn tìm việc làm là một buổi trao đổi win-win giữa bạn và NTD, nên hãy cứ tự tin thể hiện bản thân và đàm phán mức thu nhập mà bạn cảm thấy hợp lý nhất. Trừ một số vị trí thường có mức cố định theo thang bảng lương Công ty nên bạn không được deal lương. Với trường hợp này thì chắc bạn đã có tìm hiểu sơ ở tin tuyển dụng rồi trước khi đi phỏng vấn, vậy thì quan trọng là bạn đưa ra quyết định chọn hay không mà thôi.

Và điều quan trọng cuối cùng mình muốn nhắc đến đó là sự chân thành. Bạn không thể gắn bó phát triển ở một công ty khi bạn đã không thành thật trong buổi phỏng vấn chỉ vì muốn được đánh giá cao. 

Trên đây là 6 bước chuẩn bị trước buổi phỏng vấn thành công. Hy vọng rằng những thông tin này sẽ giúp bạn tự tin hơn và thành công trong việc tìm kiếm công việc mới.

Bài viết liên quan