Hướng dẫn cho người mới bắt đầu: Làm gì sau khi học Quản trị kinh doanh?

quan tri kinh doanh


Học nghề nào cũng vậy, điều mà chúng ta luôn suy nghĩ và trăn trở là ra trường mình sẽ làm công việc gì với chuyên ngành đã học. Thường chúng ta chỉ biết cố gắng học thật tốt tất cả kiến thức mà nhà trường và thầy cô cung cấp. Bao gồm kiến thức đại cương của năm đầu đại học như: toán cao cấp, triết học, xác suất thống kê, giáo dục quốc phòng,...sang năm hai là bắt đầu các kiến thức chuyên ngành. 

Và bước sang năm cuối, khi chuẩn bị cho thời gian thực tập, câu hỏi ra trường làm gì sẽ càng lớn hơn trong bạn vì đây là hành trang cuối cùng trước khi bạn chuẩn bị bước vào đời rồi. Bạn cần thực tế hơn để tìm cho mình một nghề nghiệp phù hợp.

Điều quan trọng lúc này là bạn cần xác định được điểm mạnh của bản thân phù hợp với chuyên môn nào trong chuyên nghành đó. Trong qua trình học kiến thức chuyên nghành quản trị kinh doanh, nếu bạn nhận ra rằng mình có đam mê nghiên cứu sâu môt lĩnh vực trong hàng loạt kiến thức tổng hợp đó, thì bạn hãy xem xét kỹ lưỡng và đầu tư theo đuổi nó cũng không phải là một quyết định tồi đâu các bạn.

Nên bạn đừng lo lắng khi đang theo học ngành Quản trị kinh doanh, bạn có thể tham khảo các công việc bạn có thể làm khi ra trường mà mình đưa ra sau đây để định hướng sớm từ khoảng năm hai là vừa đẹp bạn nhé! 

Lập công ty riêng hoặc quản lý điều hành doanh nghiệp có sẵn của gia đình

Học quản trị kinh doanh xong, bạn sẽ thành lập công ty hoặc điều hành doanh nghiệp có sẵn của gia đình thì đây là điều quá tuyệt vời, với kiến thức chuyên ngành chú trọng về quản trị và tìm hiểu về tất cả các phòng ban trong công ty sẽ giúp bạn có cái nhìn vĩ mô về một hoạt động của doanh nghiệp.

Bạn có thể bắt đầu tiếp cận từng phòng ban như: Nhân sự, Kế toán, Kinh doanh, Marketing...để đào sâu và phát triển chuyên môn từng lĩnh vực. Khi những kiến thức lý thuyết bạn học được áp dụng thực tế thì việc trở thành một nhà quản trị tài ba trong tương lai là điều không quá xa vời.

Tuy nhiên, việc làm chủ không dễ dàng và yêu cầu sự kiên nhẫn, quyết tâm và khả năng xử lý các khó khăn và thách thức.

Làm trợ lý giám đốc và tích lũy kinh nghiệm cho tương lai xa hơn

Sau khi tốt nghiệp ngành quản trị kinh doanh, nếu bạn vẫn định hướng theo đuổi việc sau này sẽ thành lập Công ty hoặc đang ấp ủ một dự án khởi nghiệp nào đó mà chưa có nền tảng vững chắc về kinh tế và kinh nghiệm thì nên tham khảo lựa chọn này. Có thể xuất phát điểm bạn chưa tốt, nhưng không có nghĩa là bạn sẽ không thể thực hiện nó mà chỉ là trì hoãn để đợi thời cơ thôi bạn ạ.

Khi làm trợ lý giám đốc, bạn sẽ được tiếp xúc và học hỏi các phong cách điều hành, cách ra quyết định, và đặc biệt là được học hỏi nhiều thứ từ tất cả các phòng ban và hãy nên ghi chép nó lại và chọn lọc cho phù hợp với bạn, so sánh với kế hoạch kinh doanh mà bạn đã xây dựng ngày mới ra trường. Nhận ra nhiều điều bạn đã hơi phi thực tế trong bản kế hoạch đó đúng không nào, hãy update nó liên tục và khi thời cơ đến thì bung lụa thôi bạn nhé!

Cơ hội việc làm trong lĩnh vực marketing và quảng cáo

Bạn là người không thích các giới hạn của nhân viên văn phòng, thích sáng tạo, viết các content quảng cáo, thích lập trình, thiết kế, social media, web...Quá tuyệt vời; Vậy thì ngoài việc học ở trường, bạn sẽ đầu tư nhiều hơn cho lĩnh vực này nhé!

Lĩnh vực marketing và quảng cáo là một trong những lĩnh vực hot nhất hiện nay và cũng là một cơ hội việc làm hấp dẫn cho sinh viên học quản trị kinh doanh. Sinh viên có kiến thức về quản trị kinh doanh có thể áp dụng để phân tích thị trường, nắm bắt nhu cầu của khách hàng và thiết kế chiến lược marketing hiệu quả. 

Ngoài ra, sinh viên cũng có thể tham gia vào các hoạt động quảng cáo và xây dựng thương hiệu để tăng cường nhận diện của sản phẩm và doanh nghiệp. Lĩnh vực này đòi hỏi sự sáng tạo, kiến thức về xu hướng và khả năng phân tích dữ liệu để hiểu được thị trường và khách hàng.

Cơ hội việc làm trong lĩnh vực Kinh doanh

Một ngày nào đó, trong các buổi học hoặc khi đi làm thêm, vô tình bạn nhận ra mình có duyên bán hàng và thấy rất hào hứng khi chốt được đơn hàng và duy trì được mối quan hệ tốt với khách hàng. Bạn là người hướng ngoại, thích đi đây đó và giao tiếp với nhiều người, vậy thì bạn quá phù hợp rồi, việc đi xa với nghề lên các vị trí cao hơn là điều trong tầm tay bạn.

Lĩnh vực bán hàng và kinh doanh luôn cung cấp nhiều cơ hội việc làm cho sinh viên ngành quản trị kinh doanh. Dưới đây là một số vị trí mà sinh viên ngành này có thể xem xét: Nhân viên kinh doanh, Nhân viên bán hàng...ở rất nhiều lĩnh vực từ Bán lẻ đến Bất động sản...

Và lưu ý rằng, để nổi bật trong lĩnh vực này, không chỉ cần kiến thức học thuật mà còn cần có kỹ năng mềm tốt như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng quản lý thời gian, và lòng hứng khởi với công việc. Hãy tìm kiếm cơ hội thực tập hoặc dự án ngoại khóa liên quan để xây dựng kinh nghiệm và mạng lưới quan hệ trong ngành.

Cơ hội việc làm trong lĩnh vực Nhân sự

Đây là một học phần được đào tạo khá kỹ trong ngành quản trị kinh doanh. Một số bạn cảm thấy có hứng thú khi tiếp xúc với các bài học về tuyển dụng, quản lý con người và quyết định theo đuổi nó khi ra trường. 

Khi chọn theo nghề này, bạn được ứng dụng khá nhiều kiến thức đã học, bởi vì để trở thành một chuyên viên tuyển dụng bạn cần phải có các kiến thức của kinh doanh, marketing và quản trị. Nên dành nhiều thời gian để nghiên cứu sâu và nghề này khi bạn còn là sinh viên bằng cách học các khóa học online miễn phí như Khóa học tuyển dụng cơ bản cho người mới, hoặc tìm hiểu các kiến thức về Nghề nhân sự mà website này có cung cấp...

Nếu sắp xếp được thời gian, hãy xin đi thực tập hoặc làm cộng tác viên tuyển dụng cho các công ty. Hiện rất nhiều công ty tuyển thực tập sinh tuyển dụng nên bạn đừng lo lắng là không xin được. Nếu bạn đã chuẩn bị một nền tảng tốt như vậy, việc ra trường có việc làm ngày là hoàn toàn có thể. Bước tiếp theo là bạn hãy chuẩn bị một lộ trình thăng tiện cho bản thân bạn nhé!

Với hệ đào tạo Đại học của ngành Quản trị kinh doanh cũng tương đương một số nghành khác, trung bình là 4 năm. Chương trình học sẽ bao gồm các phần chính như: Kiến thức đại cương; Kiến thức cơ bản về Kinh tế; Kiến thức chuyên nghành tổng quan như: Quản trị doanh nghiệp, marketing, tài chính, nguồn nhân lực, chiến lược kinh doanh, Logistic chuỗi cung ứng...

Tuy nhiên, các kiến thức hàn lâm ở trường cũng sẽ khó theo kịp yêu cầu của thị trường lao động hiện tại. Mình có lời khuyên là bạn hãy trang bị thêm kiến thức cho bản thân bằng cách tự chủ động tham gia các khoá học bên ngoài, khoá học online của các chuyên gia, hay tham gia các câu lạc bộ kinh doanh...Đặc biệt là dành thời gian đọc các tài liệu nước ngoài có liên quan.

Theo cá nhân mình, quản trị kinh doanh là một chuyên ngành khá thú vị. Chỉ cần bạn nghiêm túc xác định mục tiêu bản thân rõ ràng và lên kế hoach chi tiết để thực hiện nó, thì mình tin bạn sẽ dễ dàng trả lời câu hỏi Học Quản trị kinh doanh ra trường làm gì?

Bài viết liên quan